Tuesday, December 23, 2008

Bài hát Мне всё равно!

Cũng khá lâu rồi, hồi mình còn ở bên Nga, có một lần ngẫu nhiên nghe trên TV một bài hát cũng rất dễ thương và ngộ nghĩnh. Người hát thì sau này mình mới ... đoán biết là Klavdia Shulzhenko, một nữ ca sĩ nổi tiếng từ thời trước chiến tranh cơ. Tất nhiên là ca sĩ thế hệ đó thì không nhún nhảy tưng bừng sân khấu rồi, mình nhớ là bà ấy hát với piano đệm, nhưng diễn tả rất sinh động chỉ với một cái quạt cầm tay, và tất nhiên là giọng hát nữa.

Đến lúc có Internet thì mình đi tìm bài hát ấy, nhưng phải nói thật là mãi mới tìm được, một phiên bản chất lượng chả tốt mấy, nhưng có là tốt rồi :) Cũng chẳng nhớ là mình download ở đâu nữa :) 

Bài hát Мне всё равно! do Клавдия Шульженко trình bày


mne_vse_ravno.mp3

Lời bài hát cũng thế, chả hiểu tại sao hầu như không có trên mạng, nên mình cũng chả biết ai là tác giả phần lời :(

Hôm nay chả hiểu sao lại nhớ tới bài này, và cũng chả hiểu sao lại đi dịch nó ra. Tất nhiên là không dịch thành lời hát được, mình vốn rất tệ trong khoản này ...


Мне всё равно!

Я разлюбила вас,
В сердце огонь погас,
Прошлого мне не жаль,
Я холодна как сталь.
Всё пронеслось как дым.
Вы стали мне чужим,
Мне все равно,
Я равнодушна, к вам равнодушна,
Мне всё равно!

Я на балу сейчас,
Вовсе не ради вас,
И если вы с другой,
Мне всё равно, друг мой!
Всё пронеслось как дым.
Вы стали мне чужим,
Мне все равно,
Я равнодушна,
К вам равнодушна,
Мне всё равно!

Ах, не стыдясь друзей,
Вы объяснились ей,
И чем-то смущена
Вам взгляд дарит она.
Стал мне не мил весь свет,
Я не ревную, нет!
Все равно!
Я отомщу вам,
Я докажу вам,
Что мне всё равно.

Em bây giờ sao cũng được

Em đã không yêu anh nữa
Trong tim ngọn lửa tàn rồi
Chẳng còn tiếc gì quá khứ
Em như thép lạnh mà thôi
Mọi chuyện bay qua như khói
Bây giờ anh là người dưng
Em bây giờ sao cũng được
Với anh em rất lạnh lùng
Và rất lạnh lùng, anh ạ
Mọi chuyện thế nào cũng xong!

Giờ này em dự vũ hội
Tuyệt nhiên chẳng phải vì anh
Nếu bên anh là người khác
Em cũng chẳng chút bận lòng!
Mọi chuyện bay qua như khói
Bây giờ anh là người dưng
Em bây giờ sao cũng được
Với anh em rất lạnh lùng
Và rất lạnh lùng, anh ạ
Mọi chuyện thế nào cũng xong!

Ối chà, chẳng ngại bè bạn
Bày tỏ tình cảm với nàng
Và nàng ngượng vì gì đó
Mắt nhìn anh rất dịu dàng!
Thế giới bỗng thành khó chịu
Em không ghen, hoàn toàn không!
Sao cũng vậy thôi! Em sẽ
Trả thù anh, chứng tỏ rằng
Mọi chuyện sao cũng vậy thôi!

Thực sự mà nói, bản dịch chưa truyền đạt được hết tình cảm của bài thơ gốc, nhất là đoạn cuối. Nhưng mà ... bây giờ thì chỉ dịch được có thế. Mình bây giờ sao cũng được!

Monday, October 27, 2008

Khúc ca mùa thu

Ôi, hôm nay trời âm u và ta chóng mặt quá chừng ...

Và ngẫu nhiên tìm được một bài thơ mùa thu của Verlaine (“Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine, Hai chàng thi sĩ choáng hơi men" - Xuân Diệu).

CHANSON D'AUTOMNE

Les sanglots longs
Des violons
...De l'automne
Blessent mon coeur
D'une langueur
...Monotone.

Tout suffocant
Et bleme, quand
...Sonne l'heure,
Je me souviens
Des jours anciens
...Et je pleure.

Et je m'en vais
Au vent mauvais
...Qui m'emporte
Deca, dela,
Pareil a la
...Feuille morte.

Hehe, Nina không biết tiếng Pháp, nên đọc qua bản dịch tiếng Nga của dịch giả R.Mitin http://www.poezia.ru/article.php?sid=54633. Và vì quá xấu trời, nên tạm dịch thành

Осенняя песня

П. Верлен.
-----------------------------------
Осень идёт,
Скрипка поёт,
Душе моей
Долго рыдать,
Снова страдать
Вместе с ней.

Ночь настаёт,
Душно мне, бьёт
Полуночный час,
Вспомнится мне
Ушедших дней
Боль ещё раз.

Выйду во двор,
Ветер, как вор
Под буйный свист
Пылью завьёт,
Меня несёт,
Как мёртвый лист.
Khúc ca mùa thu

P. Verlaine
---------------------------------------
Mùa thu đang về
Cây vĩ cầm thổn thức
Tâm hồn tôi
Trào nước mắt
Thêm một lần
Đau xót với mùa thu

Đêm xuống rồi
Sao tôi thấy ngạt thở
Tiếng chuông báo nửa đêm
Tôi lại nhớ
Thêm một lần
Nỗi đau những ngày qua

Tôi bước ra sân
Gió như kẻ trộm
Gió rầu rĩ
Bụi mịt mù
Cuốn tôi đi
Như lá chết mùa thu


Wednesday, April 30, 2008

Natalia Bessmertnova - vũ điệu ba lê ma thuật

Không hiểu sao mình lại không đăng cái bài này lên blog - vì khi dịch nó xong đã quá khuya chăng? Hay tại mình buồn quá, khi đời lại mất đi thêm một vẻ đẹp.

Lần mình được xem Natalia Bessmertnova đầu tiên và cũng là nhiều nhất - đó là 19-21/8/1991. Đó là những ngày ГКЧП, khi mà trên kênh truyền hình trung ương của Liên Xô khi đó chỉ toàn là Tin tức thời sự và ... Hồ thiên nga, vở ba lê do Natalia Bessmertnova đóng vai chính.

Và thế là Natalia Bessmertnova trở thành một người tham gia sự kiện bi kịch khi đó ....

Đến nỗi một thời gian rất dài sau đó, các kênh truyền hình ở SNG không dám phát lại bộ phim Hồ thiên nga này ...

Còn mình, mình hồi đó cũng chưa quan tâm tìm hiểu lắm về âm nhạc cũng như ba lê. Mình chỉ thấy Hồ thiên nga rất đẹp. Và đặc biệt là thiên nga trắng - Odetta, một vẻ đẹp trong trắng đến thuần khiết.

Tất nhiên là mãi sau này thì mình mới hiểu được vẻ đẹp của thiên nga đen - Odille, một vẻ đẹp định mệnh. Nhưng thiên nga trắng vẫn quyến rũ, như một ảo ảnh....

Và bây giờ, thiên nga trắng ấy, Natalia Bessmertnova đã vĩnh viễn rời cõi trần...

Cầu cho đôi cánh thiên nga đưa bà đến thiên đường nhé, Natalia Bessmertnova!


Natalia Bessmertnova - vũ điệu ba lê ma thuật



Photo: Frederika Davis, 1963



Nữ diễn viên ba lê Nga lừng danh thế giới, Natalia Bessmertnova đã qua đời ngày 19/2.

Bà đã qua đời tại một bệnh viện Matxcơva, thọ 67 tuổi sau một thời gian dài bệnh nặng.

Bessmertnova đã đi vào lịch sử ba lê trong một chòm sao của các nữ diễn viên xuất sắc, ngang hàng với các huyền thoại Marina Semenova và Galina Ulanova

Natalia Bessmertnova sinh ngày 19/7/1941 ở Matxcơva. Trong gia đình không có ai là nghệ sĩ – cha cô là bác sĩ, còn mẹ làm nội trợ. Tuy nhiên từ sớm cô bé Natasha đã yêu thích múa và quan tâm đến ba lê, chính vì vậy mà vào năm 1953 cha mẹ cô đã gửi cô vào học tại Trường Múa Matxcơva. Năm 1961 sau khi tốt nghiệp Trường Múa thì Natalia Bessmertnova được nhận vào đoàn múa của Nhà hát Lớn, và bà đã làm việc ở đây cho tới năm 1995

Từ những bước đi đầu tiên ở Nhà hát Lớn thì nữ diễn viên ba lê trẻ tuổi đã cho thấy tài năng lãng mạn. Lần ra mắt khán giả chính thức của Bessmertnova là điệu waltz thứ bảy và mazurka trong “Chopiniana” của biên đạo múa M. Fokin, và Bessmertnova cũng đóng vai chính trong vở ba lê hiện đại “Những trang cuộc đời”, nhạc của A.I.Balanchivadze, biên đạo L.M.Lavrovsky. Bạn diễn của Bessmertnova trong vở này là Mikhail Lavrovsky, họ bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật đồng thời.

Sau này bạn diễn của Bessmertnova là các vũ công giỏi nhất của Nhà hát Lớn: Aleksandr Lavrenjuk, Yuri Bogatyrev, Yuri Vladimirov, Aleksandr Godunov, Maris Liepa.

Cuộc đời nghệ thuật của Bessmertnova chỉ có thể nói là rất hạnh phúc: trên sân khấu Nhà hát lớn Natalia Bessmertnova đã đóng vai chính trong các vở ba lê cổ điển – “Hồ thiên nga”, “Kẹp hạt dẻ”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, “Raymonda”, “Don Kihote”.

Một trong những vai diễn thành công nhất của Natalia Bessmertnova là Giselle trong vở ba lê cùng tên. Nhà hát Lớn có đi lưu diễn ở đâu đi nữa, thì vai diễn này của Bessmertnova luôn đem lại thành công rực rỡ, và nữ diễn viên ba lê đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng thế giới. Bessmertnova có hình thức bề ngoài hiếm thấy đối với một nữ diễn viên ba lê lãng mạn: những đường nét hơi kéo dài của cơ thể mềm dẻo, đôi tay duyên dáng và rất biểu cảm. Cùng lúc đó, Bessmertnova vẫn có khả năng diễn tả mềm dẻo thế giới nội tâm các nhân vật trên sân khấu của mình, và cảm thụ tinh tế phong cách của các vở ba lê khác nhau.

Trong những phản hồi đầu tiên về Bessmertnova, người đã được các nhà phê bình để ý từ những vai diễn nhỏ nhất, người ta có thể gặp từ “ma thuật”. Điều này không thể diễn tả bằng lời, nhưng nó cho thấy, trên sân khấu có một “báu vật hiếm thấy”. Bessmertnova có một phong cách lãng mạn bẩm sinh, điều mà không thể học, luyện tập mà có được

Natalia Bessmertnova đóng vai chính trong tất cả các vở kịch Yuri Grigorovich dàn dựng. Đối với ông, bà vừa là vợ, vừa là nàng thơ. Ông đã tạo cho bà vai diễn trong các vở như "Ivan Lôi đế", "Angara", "Romeo và Juliet", "Thế kỷ vàng"

Besstmertnova cũng đóng vai Leili trong vở ba lê “Leili và Medzhnun” của S.Balasanian, biên đạo K.Goleizovsky (1964), Maria trong “Đài phun nước Bakhchisarai” của B.Asafev, biên đạo R.Zakharov, Thiếu nữ trong “Mơ thấy hoa hồng” (Видение розы) của M.Fokin, âm nhạc K.Weber (1967), Juliet trong "Romeo và Juliet" (Bessmertnova đã đóng trong cả hai phiên bản dàn dựng cả của L.Lavrovsky và Yu.Grigorovich), Kitry trong “Don Kihote”, Aurora trong “Người đẹp ngủ trong rừng”.

N.Besstmertnova là người múa vai Juliet đầu tiên trong vở ba lê "Romeo và Juliet" của nhạc sĩ S.Prokofev, Anastasia trong vở “Ivan Lôi đế" âm nhạc cũng của S.Prokofev, do Yu.Grigorovich dàn dựng tại nhà hát Opera ở Paris (1976 và 1978).

N.Besstmertnova đã đóng trong các vở ba lê truyền hình "Romeo và Juliet" (1968), tham gia việc đưa lên màn ảnh các vở ba lê “Giselle” (1975), "Chopiniana" (1977), trong các bộ phim – ba lê "Spartacus" (1976), "Thế kỷ khủng khiếp" ("Грозный век", theo vở ba lê “Ivan Lôi đế”, 1977). Cuộc đời nghệ thuật của N.Besstmertnova được thể hiện trong bộ phim truyền hình “Cuộc đời trong vũ điệu” (1978).

Sau khi rời Nhà hát Lớn, N.Besstmertnova làm huấn luyện viên ba lê (балетмейстер репетитор) trong tất cả các vở kịch mà Yu. Grigorievich dàn dựng tại các thành phố khác nhau ở Nga và các nước khác.

Năm 1995 N.Besstmertnova ký hợp đồng với Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Thế giới ở London, theo hợp đồng này bà là giám đốc ba lê của Trung tâm.

Vì những đóng góp vào nghệ thuật múa N.Besstmertnova đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô (1976), Giải thưởng Lenin (1986) và Giải thưởng Quốc gia Liên Xô (1977). Bà đã được nhận Giải nhất tại cuộc thi quốc tế các nghệ sĩ ba lê ở Varna (Bungaria, 1965) và giải thưởng Anna Pavlova của Viện Nghệ thuật Múa Paris (1970). Năm 1977 bà được tặng giải thưởng “David” (thành phố Taormina, Italy).

Natalia Bessmertnova qua đời ngày 19/2/2008 ở Matxcơva.

Monday, February 4, 2008

“Manchester et Liverpool” nhưng không phải bóng đá ...

“Manchester et Liverpool” - Песня прощения

Marie Laforêt (tên thật là Maïténa Doumenach) là một nữ diễn viên và ca sĩ Pháp nổi tiếng. Cô xuất hiện lần đầu trên màn ảnh năm 1960 trong bộ phim "Plein Soleil" bên cạnh Alain Delon và ngay lập tức trở thành nổi tiếng. Sau đó, cô tham gia bộ phim La Fille aux Yeux d'Or (The Girl with the Golden Eyes), dựa theo tiểu thuyết của Balzac, và tên bộ phim này đã trở thành biệt danh của cô.


Marie Laforêt, the "girl with the golden eyes." Ảnh: wikipedia

Trong bộ phim thứ hai của mình, Saint Tropez Blues, Marie Laforêt đã thể hiện bài hát cùng tên và bắt đầu phát hành đĩa đơn. Bài hit đầu tiên của cô là Les Vendanges de l'Amour năm 1963.

Marie Laforêt được người Nga biết đến trước hết vì bài hát “Manchester et Liverpool”, giai điệu của bài hát này đã đi cùng phần dự báo thời tiết của chương trình "Vremia" của truyền hình Liên Xô trong nhiều năm.

Năm 1966 thành phố buồn bã Manchester bỗng trở nên nổi tiếng trong số các ca sĩ Pháp. Cô ca sĩ xinh đẹp Marie Laforêt thì hát về sương mù, những cơn mưa của Manchester và về tình yêu đã biến mất (lời bài hát của Eddy Marnai).

Còn ca sĩ Mouloudji thì lặp lại cô, như một tiếng vọng

“I come back in Manchester,
la plus vilaine ville de la terre,
revoir la plus belle fille d’Angleterre.”

("Tôi trở lại Manchester,
thành phố tồi tệ nhất trái đất,
để gặp cô gái đẹp nhất nước Anh")

(đoạn này chưa kiểm tra được độ chính xác)

Manchester et Liverpool
André Popp, Eddy Marnai

Manchester et Liverpool
Je me revois flânant le long des rues
Au milieu de cette foule
Parmi ces milliers d’inconnus
Manchester et Liverpool
Je m’en allais dans tous les coins perdus
En cherchant ce bel amour
Que près de toi j’avais connu

Je t’aime, je t’aime
Que j’aime ta voix
Qui me disait:
“Je t’aime, je t’aime”
Et moi j’y croyais tant et plus

Manchester est d’humeur triste
Liverpool vient pleurer sur la mer
Je ne sais plus si j’existe
Les bateaux blancs craignent l’hiver
Manchester est sous la pluie
Et Liverpool ne se retrouve plus
Dans la brume d’aujourd’hui
L’amour lui aussi s’est perdu

Je t’aime, je t’aime
J’écoute ta voix
Qui me disait:
“Je t’aime, je t’aime”
Et je n’y croirai jamais plus

Download bài hát này do Marie Laforêt hát ở đây
http://www.tonnel.ru/music/pesni/828849037_tonnel.mp3

Có tới mấy lời Nga cho bài hát trên. Tuy nhiên có lẽ nổi tiếng nhất là lời do nhà thơ Robert Rozhdestvensky viết.

Песня прощения

Стихи Роберта Рождественского

Исполнитель: Муслим Магомаев:

Link download
http://www.france-chanson.com/muz/Ma...roscheniya.mp3

Я прошу тебя простить
Как будто птицу в небо отпустить
Я прошу тебя простить
Сегодня раз и навсегда
Я люблю сказал мне ты
И это слышали в саду цветы
Я прощу а вдруг цветы
Простить не смогут никогда

Припев:
А память священна как отблеск высокого огня
Прощенья прощенья теперь проси не у меня

Я могу тебя простить
Как будто песню в небо отпустить
Я могу тебя простить
Сегодня раз и навсегда
Ты вчера сказала “да”
И это слышала в реке вода
Я прощу а вдруг река
Простить не сможет никогда

Theo tư liệu của
http://www.france-chanson.com/?p=3
http://en.wikipedia.org/wiki/Marie_Lafor%C3%AAt

Tuesday, January 29, 2008

Bí mật của người Nga: uống vodka mà không say

Bí kíp dành cho khách du lịch Mỹ đi đón Năm mới ở Nga


Trên mạng Internet xuất hiện một tư liệu, mà theo tin đồn thì đó là bí kíp được phát cho những người Mỹ đi du lịch Nga trong dịp lễ Năm mới – cẩm nang ứng xử trong lễ hội Nga. Chúng tôi nghĩ rằng bí kíp này cũng rất có ích cho bạn đọc.

“Khả năng uống vodka của người Nga không có nguyên nhân do cấu tạo sinh học đặc biệt của họ. Điều này liên quan đến truyền thống của họ. Người Nga cho rằng người nước ngoài không biết uống – người nước ngoài thì không đụng đến thức nhắm, lại còn trộn rượu thành cooctail; không biết uống vodka, mà lại đi nhấm nháp vodka. Tất cả những thói quen xấu đó là do sự đắt đỏ của rượu và do tính tham lam hà tiện bẩm sinh của người nước ngoài. Dưới đây là các nguyên tắc uống vodka dành cho những người chưa biết


Khoảng một giờ trước khi bắt đầu tiệc (có các phương án khác nhau)

Ăn vài củ khoai tây luộc.

Uống hai quả trứng sống (cái này đảm bảo cho bạn tỉnh táo thậm chí trong trường hợp bạn uống cả chai vodka – nó bảo đảm, chứ không phải chúng tôi).

Uống hai thìa ăn dầu thực vật.


Trong thời gian ăn tiệc

Nếu bạn đã bắt đầu uống vodka thì chỉ uống nó thôi. Đừng có bia hay rượu vang gì hết. Cũng quên nước ép trái cây và nước có ga đi.

Đừng có uống vodka từng chút một, hãy đổ tất cả vào họng và uống một hơi.

Sau khi uống thì hãy ăn đồ nhắm. Cần phải trung hòa cồn ấy mà. Tốt nhất là các món ăn mặn hoặc chua. Có thể là cà chua muối, dưa chuột muối, trứng cá với bánh mì phết bơ, cá trích (селедка) với khoai tây luộc và hành, hoặc là với củ dền luộc và xốt mayonnaise… Nếu chẳng có gì cả thì hãy nhắm bằng thứ salad mà người Nga gọi là olivier (tất cả những đồ ăn gì có trong nhà trộn lại, và trộn với xốt mayonnaise).

Ba cốc vodka đầu tiên là bắt buộc. Bạn tạo ấn tượng cho mọi người rằng bạn là người hòa đồng và dễ chịu. Hai cốc kế tiếp thì có thể bỏ qua. Bạn chỉ cần nói: Ya propuskayu. Điều này không hề có nghĩa là sau đó bạn sẽ không phải uống. Đơn giản là người ta cho phép bạn, một người nước ngoài yếu đuối, được nghỉ ngơi để lấy sức.

Ở Nga thì người ta thường uống tất cả cùng lúc. Trước đó thì người ta tuyên bố lời chúc rượu. Thường thì người ta uống ở bên bàn, trên đó có các cốc rượu, bản thân rượu vodka và đồ nhắm (zakuskis). Người nói lời chúc rượu sẽ rót vodka cho tất cả mọi người. Chứ còn tự rót rượu cho mình và tự uống – là điều bất lịch sự. Nếu bạn muốn tự mình nói lời chúc rượu, thì hãy chịu khó mua ở nhà sách vài quyển sách chuyên môn – có khá nhiều phương án trong đó.

Đồ nhắm (zakuskis) được ăn trong thời gian một tiếng đồng hồ đầu tiên. Trong khoảng thời gian đó bạn sẽ uống hết 200 g vodka, hay là 4 cốc. Sau đó thì người ta sẽ dọn thức ăn nóng (goryacheye) lên, và bạn phải ăn nó, càng nhiều càng tốt. Chỉ bằng cách đó thì bạn mới không sợ say.

Hãy tham gia vào các cuộc nói chuyện thông thái – điều này giữ cho đầu óc trí não trong trạng thái hoạt động. Khi đó thì bạn sẽ không hoàn toàn tỉnh táo đâu, nhưng sẽ không say.

Cuối bữa tiệc thì người ta sẽ đem ra bánh kem và trà. Đừng có bỏ qua món ăn này. Bằng cách đó bạn cho chủ nhà thấy rằng bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo và biết đánh giá lòng mến khách của họ.

Như vậy, trong vòng bốn tiếng đồng hồ, bạn uống hết một chai vodka (500 g), và bạn không những còn sống, mà còn gần như tỉnh táo.

Sau bữa tiệc hãy để một chai bia vào trong tủ lạnh. Đến khoảng 5 giờ sáng hãy uống nó, rồi nằm ngủ tiếp. Điều này sẽ cứu bạn khỏi cơn đau đầu buổi sáng.

Nếu như biện pháp trên không hiệu quả, thì bạn hãy uống nước muối, người Nga thì hay uống nước muối trong các bình ngâm dưa chuột muối hay cà chua muối.

Tóm lại, hãy uống vodka mà vẫn tỉnh táo, như người Nga vẫn làm!

Sunday, January 20, 2008

Trong những ngày vàng vọt

Aleksandr Blok

Giữa những tòa nhà, trong những ngày vàng vọt
Ta nhìn thấy nhau trong một thoáng mà thôi
Ánh mắt em làm tôi cháy bỏng
Ngõ cụt tối đen - em biến đâu rồi...

Nhưng đám cháy lặng thinh của cặp mắt
Nào phải vô tình em tặng cho tôi
Và tôi bí mật trước em quỳ gối
Lời nói dối lặng yên - nào chỉ ngẫu nhiên thôi

Chắc có lẽ, những đêm đông giá lạnh
Sẽ quẳng chúng ta vào dạ hội Sa tăng
Và cuộc đời tôi cuối cùng sẽ đứt
Vì ánh mắt em sắc nhọn tựa dao găm

7-10-1909

Александр Блок

В эти желтые дни меж домами
Мы встречаемся только на миг.
Ты меня обжигаешь глазами
И скрываешься в темный тупик...

Но очей молчаливым пожаром
Ты недаром меня обдаешь,
И склоняюсь я тайно недаром
Пред тобой, молчаливая ложь!

Ночи зимние бросят, быть может,
Нас в безумный и дьявольский бал,
И меня, наконец, уничтожит
Твой разящий, твой взор, твой кинжал!

6 октября 1909

Thursday, January 3, 2008

Cẩm nang gây chiến tranh thế giới

Tác giả: Oleg Khrulev, www.anekdot.ru
Nina dịch

1. Cũng như tất cả mọi việc vĩ đại, chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất: trở thành tổng thống. Nói chung có rất nhiều cách để làm được việc này, nhưng tất cả đều có hiệu ứng phụ - ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần (tất nhiên nếu như nó có).

2. Tự vinh danh, tức là làm sao cho người ta nói đến bạn càng nhiều càng tốt. Con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất là qua các scandal tình ái. Phương pháp Monica Lewinsky có sửa đổi.

3. Sau đó thì cần thiết lập trật tự trong nước. Cái mới – đó là cái cũ đã bị quên. Do đó, cần phải đọc cho dân chúng nghe các câu chuyện cổ tích về việc họ “sống trong đất nước được Chúa chọn”.

4. Bây giờ cần phải khởi động một chút: thử vũ khí, kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của phi công, cho họ luyện tập thực tiễn. Để luyện tập có thể lấy chỗ nào đó ở Tây Á chẳng hạn.

5. Bước tiếp theo là việc lựa chọn nơi bắt đầu chiến tranh thế giới. Trung Âu – đó là phương án thích hợp nhất, đã được kiểm nghiệm nhiều lần.

6. Chọn một quốc gia – thù địch không có vũ khí hạt nhân (để cho mọi chuyện đừng kết thúc nhanh quá), nhưng lại có đồng minh có cái vũ khí này (chứ không thì họ chả có triển vọng gì).

7. Tạo dựng nhân vật phản diện bằng các phương tiện thông tin lạc hướng đại chúng. Ví dụ như tổng thống quốc gia – thù địch chẳng hạn – hoàn toàn phù hợp. Ở đây cần phải lưu ý đừng có tiếc tiền trong việc đánh bóng hình ảnh ác ôn của hắn ta, bởi vì sau đó sẽ có một lý do bào chữa tuyệt vời: “HẮN có lỗi trong mọi chuyện”.

8. Cố gắng bảo vệ giữ gìn (nâng như nâng trứng) cái nhân vật phản diện này nhé, vì việc lăng xê cho nhân vật mới tốn thời gian và tiền bạc lắm.

9. Để có thêm người tham gia chiến tranh thì cần phải có vài lần ném bom nhầm sang nước khác.

10. Sử dụng các động cơ tôn giáo. Ví dụ có thể viết lên bom những dòng chữ kiểu như “Merry Christmas”, “Mừng ngày lễ ramadan”.

11. Nếu như chiến dịch mở rộng chiến tranh có tiến độ quá chậm thì cần phải lôi kéo vào đó một siêu cường hạt nhân nào đó. Có vẻ là việc này khá phức tạp (ném quân từ nơi này sang nơi khác – mệt lắm). Cũng may là có thể chỉ cần tấn công vào đại sứ quán của nước đó thôi (thì đại sứ quán vẫn coi là lãnh thổ của siêu cường kia mà).

12. Điều quan trọng – cần phải tuyên bố rằng “nhiệm vụ” của bạn là gìn giữ hòa bình. Càng nhạo báng chua cay càng tốt – quần chúng thích điều đó mà.