Aleksandr Rogatkin (Vesti)
Lưu Hải Hà (NuocNga.net) dịch
Nghe làm sao thì viết làm vậy: điều này bây giờ là quy tắc đối với chữ cái bị “ruồng rẫy” nhất của bảng chữ cái Nga. Bộ Giáo dục Nga đã quyết định bắt buộc phải viết thêm hai dấu chấm trên chữ cái này. Lưu Hải Hà (NuocNga.net) dịch
Viktor Chumakov không thể ngồi yên nhìn cảnh chữ cái thứ bảy trong bảng chữ cái Nga dần dần biến mất. Vốn trước đây chữ cái này không bắt buộc phải viết đúng dạng của nó, nói chung thì trong sách báo người ta chỉ viết chữ "ё" khi cần làm rõ ý nghĩa của từ hoặc câu, khi viết các danh từ riêng nước ngoài, còn bình thường thì người ta đơn giản hóa chữ cái này thành "е". Thế nên ga Saviolovsky biến thành Savelovsky (Савёловский – Савеловский), còn phố Suschiovskaya thì biến thành Suschievskaya (Сущёвская – Сущевская).
Nhưng bây giờ thì người sáng lập bảo tàng chữ cái "Ё" và thành viên Ủy ban liên bộ về tiếng Nga có thể vui mừng. Ủy ban vốn được chính phủ giao toàn quyền thay đổi quy tắc chính tả, từ này sẽ yêu cầu các cơ quan phải chịu trách nhiệm về mỗi dấu chấm trong văn bản chính thức. “Trong trường hợp này có thể kiện ra tòa về việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Khi người ta phát hành cuốn sách không có chữ cái "ё", tôi có thể cho rằng cuốn sách này làm tôi khó chịu, và tôi phải bỏ tiền vô ích để mua cuốn sách ấy” – ông Chumakov nói
Tất nhiên là đối với họ của nghệ sĩ dạy thú nổi tiếng Yuri Kuklachiov (Юрий Куклачёв) thì có thể viết trên áp phích thế nào cũng được – chắc chắn khán giả không nhầm. Nhưng khi chuẩn bị các hợp đồng và giấy tờ thì yêu cầu phải khớp với số liệu trong hộ chiếu. Thế là hai dấu chấm trên đầu chữ "ё" gây chuyện, và Kuklachiov phải làm lại giấy tờ. “Thiếu hai dấu chấm! Chúng không có ở nước Nga, đó là điều ngầm hiểu”, - nghệ sĩ nhân dân Yuri Kuklachiov nói.
Trong việc đấu tranh cho quyền lợi chữ cái "ё" thì vùng Ulianovsk hoạt động rất tích cực. Ở đó người ta đã dựng cả một đài kỷ niệm cho chữ cái này – thế đấy, chữ cái này gần như biến mất khỏi cuộc sống thông thường, thế thì hãy để ký ức về nó sống mãi trong đá granit. Nhưng đích thân ông Sergei Morozov, thống đốc vùng Ulianovsk đã ra tay vì chữ cái này. “Sẽ ban hành một sắc lệnh của thống đốc, trong đó bắt buộc các công chức phải sử dụng chữ cái "ё", – ông thông báo. Tất cả các công chức đều phải trả thi môn tiếng Nga và quy tắc sử dụng chữ cái "ё". Có tới 50 công chức không vượt qua được thử thách này. Tuy họ không bị sa thải, nhưng được khuyến cáo vài lần hãy tới dự giờ các học sinh lớp một.
Tất nhiên "е" и "ё" – là hai chị em ruột, và phân biệt chúng không dễ dàng. Câu chuyện là hai dấu chấm trên đầu chữ cái có thể thay đổi ý nghĩa từ đã viết được dạy từ khi người ta còn học trường tiểu học. “Đó không phải là lỗi lớn, nhưng vẫn là lỗi. Bởi vì trẻ em phải viết đúng chính tả từ lớp một, khi các em học cách viết chữ”, – bà Tachiana Katkova, hiệu trưởng trường tiểu học số 2010 ở Matxcơva nói.
Nhưng tới khi tốt nghiệp phổ thông thì học sinh đã bắt đầu quên về những dấu chấm, và điều này không bị tính là lỗi, thậm chí cả trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Do đó việc đưa chữ cái "ё" trở lại phải tiến hành từ từ, và Bộ Giáo dục Nga đề xuất rằng sẽ còn vài năm nữa việc viết giản lược chữ cái "ё" chưa bị trừ điểm. Nhưng theo lời ông Andrei Fursenko, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nga thì các công chức chắc chắn sẽ không được nương tay. “Chúng tôi sẽ đấu tranh vì điều này – Bộ trưởng hứa. – Việc từ bỏ những điểm đặc biệt nhỏ nhất của ngôn ngữ sẽ làm ngôn ngữ trở nên nhạt nhẽo hơn, và như vậy, sẽ làm tất cả chúng ta yếu hơn”.
Tất nhiên là cũng có những người phản đối việc này. Bởi vì trong một số tác phẩm của các nhà văn cổ điển Nga chữ cái "ё" bị bỏ sót, hoặc là nếu viết như trong tiếng Nga hiện đại thì một số bài thơ sẽ bị mất vần.
Nhưng Bộ trưởng Fursenko phản đối – có thể các nhà văn cổ điển không đúng chính tả, nhưng chúng ta yêu cầu để học sinh viết đúng.
Tuy nhiên người ta hứa rẳng sẽ không “đụng chạm” đến các nhà văn cổ điển, mà chỉ giới hạn việc bắt buộc viết đúng chữ cái "ё" trong các văn bản, họ và các tên địa lý.
Bài có liên quan
222 năm chữ cái "ё"
No comments:
Post a Comment