Anđrây Trischiakov (Vesti)
Tường Vân (NuocNga.net) dịch
Tường Vân (NuocNga.net) dịch
Một chiếc gương lớn đang được đem từ Karachaevo – Cherkessia tới Matxcơva. Nhờ chiếc gương này người ta có thể nhìn vào Vũ trụ. Vật phản xạ của chiếc kính thiên văn lớn nhất Âu- Á này cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu các đối tượng cách xa Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng. Để cho những hình ảnh từ vũ trụ rõ ràng hơn, người ta sẽ mài tấm gương này hai năm ở nhà máy Lytkarino.
Một cộng tác viên của Đài vật lý thiên văn đặc biệt kể cho du khách về chiếc kính thiên văn quang học phương vị độc nhất vô nhị này của Nga. Du khách không ngờ rằng sau những câu chuyện về sự ra đời của đài thiên văn và những phát minh sinh ra ở đây, họ còn được tận mắt mình chứng kiến một công việc cũng độc nhất vô nhị - vận chuyển chiếc gương. Khoảng 15 sensor cảm ứng đặc biệt nhạy cảm, giá đỡ mềm và các giá đỡ đặc biệt giữ vị trí tấm gương, trên sàn 10 trục là niềm tự hào của ngành vật lý thiên văn Nga
Trong một công tai nơ được chế tạo đặc biệt, chiếc gương chính của kính thiên văn lớn này với khối lượng trên 40 tấn đã trải qua hành trình dài hai ngàn kilomet. Suốt chặng đường này, như các chuyên gia nói, chiếc gương không phải chịu bất kỳ áp lực nào, để không bị lệch cả theo phương thẳng đứng cũng như phương ngang thậm chí chỉ đến phần mười milimet.
Hiện nay ở Nga có hai vật thủy tinh khổng lồ như thế. Cả hai thiết bị thiên văn này đều ở Karachaevo – Cherkessia. Một trong số chúng đang cần phải sửa chữa hoặc mài lại bề mặt. Những vết xây xát đã xuất hiện từ lúc sản xuất chiếc gương thủy tinh này vào hồi giữa những năm 70 thế kỷ trước. Thời gian trôi qua, và những vết xây xát ấy bắt đầu làm sai lệch các tia vũ trụ. “Chúng tôi không ngủ được nhiều đêm, nghĩ về việc phải kéo đầu nào để không làm nứt gương” – đó là lời ông Yuri Mamechev, người phụ trách chiếc kính thiên văn phương vị lớn của Đài vật lý thiên văn đặc biệt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ông cũng nói rằng “thực tế, các thiết bị chính xác cao đòi hỏi phải nghĩ ngợi kỹ lưỡng từng bước một, và phải chuẩn bị hết sức kỹ càng. Dự án này được chuẩn bị từ năm 84”.
Các nhà khoa học nói rằng thời tiết hôm nay đã không gây khó khăn cho họ. Ngày hôm trước, một front không khí lớn đã suýt làm hỏng chương trình này. Bởi vì chuyển động của công tai nơ (đường kính của nó là 8 m) phải thống nhất với nhiều cơ quan chức năng. “Cuối cùng có quyết định rằng phải đi vòng qua một chiếc cầu. Vì thế, trong vùng này, trên lãnh thổ Cherkessia phải làm một con đường vòng dài 800 m để đảm bảo an toàn vận chuyển” – ông Mahomet Abdulkadyrov, kỹ sư trưởng Nhà máy thủy tinh quang học Lytkarino kể.
10 kilomet một giờ với những khoảng dừng giữa chừng. Các lái xe theo dõi tình trạng khuôn phanh và độ cong của mỗi vòng cua. Còn chiếc xe ô tô đi đầu đoàn xe thì ra hiệu lệnh cho những chiếc xe ngược chiều quay lại. Suốt 17 km đầu tiên họ đi theo đường núi. Sau đó họ còn phải đi tới Rostov trên sông Đông, nơi họ sẽ đưa công tai nơ xuống tàu thủy. Chiếc tàu này sẽ đưa kính thiên văn tới vùng Matxcơva theo kênh đào Volga – sông Đông.
No comments:
Post a Comment